FCA là gì? Trách nhiệm của mỗi bên khi giao hàng theo điều kiện FCA

FCA là một trong 11 điều kiện thương mại quốc tế. Trên thực tế, FCA chiếm nhiều ưu thế hơn hẳn EXW và FOB, được nhiều chuyên gia quốc tế khuyên dùng. Vậy FCA là gì? Trách nhiệm của mỗi bên như thế nào khi giao hàng theo điều kiện FCA? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!

>>> Có thể bạn quan tâm: CIP là gì?

FCA là gì?

FCA là viết tắt của Free Carrier – giao cho người chuyên chở. Điều kiện này thường được các doanh nghiệp áp dụng trong vận tải quốc tế. Theo đó, người bán sẽ chịu trách nhiệm đóng gói hàng hóa và xếp hàng hóa lên các thiết bị chuyên chở tại vị trí đã được quy định từ trước đó. Thông thường, điều kiện FCA được áp dụng nhiều nhất ở trong lĩnh vực vận chuyển:

Hình ảnh bài viết

Người bán chịu trách nhiệm đóng gói và bốc xếp hàng hóa lên thiết bị chuyên chở đã được quy định từ trước

  • Đường sắt;
  • Đường bộ;
  • Đường hàng không.
  • Đường biển;
  • Đường thủy nội địa;
  • Các hình thức vận chuyển kết hợp khác.

Như vậy, trong điều kiện FCA, người bán sẽ giao hàng đã được thông quan cho người mua theo địa chỉ đã được chỉ định. Người mua có trách nhiệm tìm kiếm đơn vị vận chuyển hàng hóa. Địa điểm giao hàng lúc này có thể là cơ sở của người bán, nhà xe, kho ngoại quan, CFS hay bến cảng, sân bay.

Trách nhiệm của mỗi bên khi giao hàng theo điều kiện FCA

Điều kiện giao hàng FCA quy định cụ thể trách nhiệm của mỗi bên khi tham gia. Ở đó, người bán và người mua sẽ phải đảm bảo đầy đủ trách nhiệm sau:

► Trách nhiệm của người bán

- Người bán có trách nhiệm cung cấp giấy phép, kiểm tra an ninh và các thủ tục khác để thực hiện thông quan hàng hóa thành công.

- Giao hàng cho người chuyên chở hoặc đơn vị nào đó theo chỉ định của bên mua hàng.

Hình ảnh bài viết

Người bán chịu hoàn toàn các chi phí liên quan cho đến khi hàng hóa được giao tới đơn vị vận chuyển

- Người bán có trách nhiệm chịu tất cả rủi ro mất mát, hư hỏng đến khi hàng hóa được giao cho bên mua thông qua người chuyên chở hoặc đơn vị chuyên chở.

- Người bán phải trả mọi chi phí có liên quan đến hàng hóa cho tới khi hàng hóa đã được giao đến đơn vị vận chuyển, bao gồm: chi phí liên quan đến xuất khẩu, thuế, phí, lệ phí khác nếu có.

- Thông báo cho bên mua khi hàng hóa đã giao cho bên vận chuyển thành công.

- Cung cấp đầy đủ giấy tờ, chứng từ giao hàng cho bên mua theo đúng yêu cầu.

► Trách nhiệm của người mua

- Người mua có trách nhiệm tìm kiếm và ký kết hợp đồng vận tải để vận chuyển hàng hóa từ địa điểm chỉ định.

- Người mua sẽ chịu hoàn toàn mọi rủi ro, mất mát và hư hỏng kể từ khi hàng hóa đã được giao đầy đủ cho người vận chuyển chỉ định.

- Chịu hoàn toàn mọi chi phí liên quan đến hàng hóa kể từ khi hàng hóa đã được giao và các loại chi phí phát sinh khác trong trường hợp người vận chuyển chỉ định không nhận hàng hoặc không thông báo người vận chuyển đến bên giao hàng.

- Thông báo đầy đủ, chi tiết thông tin người nhận hàng, thời gian, địa điểm và phương thức vận tải sử dụng.

Bên giao hàng sẽ chấm dứt trách nhiệm trong trường hợp nào?

Mọi chi phí và rủi ro sẽ được chuyển giao từ bên bán sang bên mua tại thời điểm mọi trách nhiệm giao hàng của người bán đã kết thúc. Tùy thuộc vào từng hình thức vận tải khác nhau mà trách nhiệm của người giao hàng sẽ chấm dứt khi:

- Vận tải đường bộ: trách nhiệm của người bán sẽ hoàn thành khi hàng hóa được chất lên xe của người mua nếu việc bốc xếp diễn ra tại cơ sở người bán. Trong trường hợp giao đến địa chỉ yêu cầu, thì trách nhiệm này sẽ được bàn giao cho người vận chuyển hoặc người nhận thay bên mua.

- Vận tải đường sắt: nếu địa điểm giao hàng là toa tàu thì hàng hóa phải được bốc xếp lên toa tàu. Trách nhiệm sẽ kết thúc khi hàng hóa được tiếp nhận bởi quản lý đường sắt hoặc người được ủy quyền hoặc bàn giao đầy đủ cho đơn vị tiếp thu gom bằng đường sắt hay một phương tiện khác mà đường sắt cung cấp.

>>> Xem ngay: Dịch vụ vận chuyển xe ô tô Bắc Nam bằng đường sắt!

Hình ảnh bài viết

Trách nhiệm giao hàng sẽ kết thúc khi hàng hóa được tiếp nhận bởi ban quản lý đường sắt hoặc người được ủy quyền

- Vận tải đường biển: nếu hàng full container thì hàng hóa phải được vận chuyển đến nơi Terminal của cảng. Thời điểm chuyển giao rủi ro ở hình thức này đó là khi các kiện hàng Container đã được đưa vào cơ sở của bến cảng và hàng hóa đã được thông quan. Nếu là hàng lẻ thì phải được bàn giao, tiếp nhận đầy đủ đến từ hãng tàu biển hoặc một người đại diện cho hãng tàu biển.

- Vận tải đường thủy nội địa: trách nhiệm người bán sẽ được chuyển giao khi hoàn thành việc bốc xếp hàng hóa lên tàu chở hàng do người mua cung cấp. Trong trường hợp giao hàng đến địa chỉ khác thì việc giao hàng hoàn thành khi người bán đã giao cho đơn vị vận chuyển nội địa hoặc một người khác đã được ủy quyền lại.

Vận chuyển hàng hóa theo điều kiện FCA cực kỳ thích hợp dành cho những đơn vị có nhà xưởng hay cơ sở tại nước ngoài, công ty mẹ mua hàng của công ty con hay các công ty xuyên quốc gia. Hãy tiếp tục theo dõi Vận tải Lưu Lê để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan đến vận chuyển hàng hóa nhé!

>>> Xem ngay: Vận chuyển hàng hóa nặng cồng kềnh

>>> Xem thêm: Bảng giá vận tải hàng hóa Bắc Nam giá rẻ