Mẫu văn khấn cầu bình an, sức khỏe, cầu tài lộc tại nhà chuẩn

Cúng bái cầu bình an tài lộc, thắp hương thờ tụng ông bà tổ tiên là phong tục từ muôn đời này của người Việt Nam. Trải dài trên khắp mọi miền đất nước, đến những ngày lễ, Tết mọi người lại có thói quen đi lễ chùa chiền, thắp hương cầu khấn tại nhà. Với các gia đình thường thờ cúng tại nhà, một mẫu văn khấn cầu bình an tại nhà sẽ rất cần thiết cho mỗi dịp lễ, Tết. Cùng tham khảo thông tin mà vận tải Lưu Lê chia sẻ dưới đây để hiểu và làm đúng hơn việc cúng khấn này bạn nhé.

Ý nghĩa bài văn khấn bình an tại nhà là gì?

Cầu nguyện là một hành động cầu mong thể hiện những ước nguyện của bản thân tới các đấng thiêng liêng mà ta tin tưởng. Các đấng thiêng liêng là những vị thần linh, tam bảo, hiền triết… mà ta tin tưởng gửi gắm niềm tin, lời cầu nguyện với mong muốn các đấng sẽ thấu hiểu mà cứu độ, hộ trì, giúp đỡ cho. Mỗi tôn giáo sẽ cầu nguyện phù hợp với giáo lý riêng của tôn giáo ấy.

Hình ảnh bài viết

Đối với văn hoá phong tục Việt Nam nói chung, chúng ta thờ cúng tổ tiên và các vị thần linh, Tam bảo, cùng chư vị Hiền thánh…

Khấn văn khấn cầu bình an như thế nào cho đúng?

Sử dụng văn khấn cầu bình an tại nhà hay bất kỳ đâu, để lời khấn nguyện được hiển linh và phù hợp với văn hoá phong tục của người Việt thì bạn cần phải nắm rõ những điều sau. Tuy là nhỏ nhặt nhưng mỗi chi tiết càng chỉn chu lại thể hiện lòng thành tới các đấng linh thiêng, lời khấn sẽ được thấu tỏ hơn.

Văn Khấn Không Nên Cầu Xin

Thói quen của mọi người khi đi chùa là khấn xin thần Phật cho tài lộc, bình an, vận may đến với mình. Tuy vậy, theo quan niệm của đạo Phật, Phật sẽ ban phát ước vọng về cuộc sống bình an, hướng thiện con về tài lộc, danh vọng thì không. Vì thế dù là đi lễ tại Chùa, cầu khấn tại nhà thì cũng chỉ nên khấn cầu bình an, sức khoẻ, lời nói từ tâm. Xin tài lộc, danh vọng chỉ phù hợp với các đền thờ các vị Thánh Thần.

Chỉ nên thắp hương số lẻ

Khi tiền hành khấn bái, trước khi đọc văn khấn cầu bình an tại nhà bạn sẽ thắp hương lên ban thờ tổ tiên hay trước cỗ lễ đã được soạn trước. Bạn thường được dặn thắp hương theo số lẻ hoặc đốt cả nắm chứ tuyệt đối không chọn số thẻ hương chẵn như 2, 4, 6… Lý giải cho cách thắp hương này theo nhà Phật, số lẻ của số nén hương phù hợp với những người âm, mỗi số nén hương lại mang một ý nghĩa khác nhau:

  • 1 nén hương được thắp thể hiện lòng thành.
  • 3 nén hương với ý nghĩa Tam thời (Quá khứ – Hiện tại – Tương lai), Tam vô lậu học (Giới – Định – Tuệ).
  • 5 nén hương được xem là cúng thần linh theo Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
  • 7 và 9 nén hương là tượng trưng cho “vía” của mỗi con người, nên khi thắp hương 7 hay 9 nén với ý nghĩa cần xin bình an cho bản thân.

Điều này mang ý nghĩa được nhà Phật giảng dạy, với việc thờ cúng tổ tiên cũng mang ý nghĩa tương tự. Nhưng theo thời đại, nhà Phật đã khuyến khích mọi người chỉ thắp một nén để bảo vệ môi trường, vì nhìn chung ý nghĩa các nén hương cũng tương đối giống nhau.

Hình ảnh bài viết

Chỉ nên vái 3 lần, không nên khấn to

Trong các buổi thờ cúng, sử dụng văn khấn cầu bình an tại nhà bạn chỉ nên vái 3 lần cho Phật, Pháp và Tăng, được gọi là Tam bảo. Phật ở đây chính là tự giác, Pháp tượng trưng cho lẽ phải và Tăng thể hiện cho sự thanh tịnh. Khi vái bạn nên để tay trước ngực hoặc phía ngang trán, chắp tay lại như búp sen để trước ngực và vái đúng 3 lần, không để tay quá thấp.

Khi khấn tại nhà, không gian riêng tư của gia đình bạn, cũng không nên khấn to. Quan trọng là lòng thành của bạn trong từng lời khấn, từng cử chỉ thực hiện khi đứng trước ban thờ, trước bàn lễ.

Bài văn khấn cầu bình an tại nhà mẫu

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Chư Phật, con lạy Chư phật mười phương.
Con kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, con kính lạy ngài Ngũ phương Ngũ thổ, con kính lạy ngài Phúc đức chính Thần.
Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
Con kính lạy các cụ Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ, Thúc bá đệ huynh và hương linh bên nội, bên ngoại.
Hôm nay là ngày …….. tháng ….. năm …………..
Tín chủ con là ………………………………………….. ….
Ngụ tại ……………………………………………….. cùng toàn gia quyến.
Con thành tâm sửa biện lễ vật, hương hoa, trà quả cúng dâng, bày lên trước án.
Chúng con thành tâm kính mời:
Các vị Tôn thần đang cai quản trong khu vực này.
Hương hồn của Gia tiên nội, ngoại
Con cúi xin các Ngài thương xót cho tín chủ Giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành. Thụ hưởng lễ vật.
Phù trì cho tín chủ chúng con:
Toàn gia được an lạc, mọi việc được hanh thông
Người người cùng được chữ bình an,
Tám tiết vinh khang đều thịnh vượng,
Lộc tài được tăng tiến, tâm đạo được mở mang
Sở cầu được tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Giãi tấm lòng thành này, cúi xin ngài chứng giám.
Cẩn cáo!

Hình ảnh bài viết

Chia sẻ mẫu văn khấn cầu bình an tại nhà và cách khấn bái từ tâm hy vọng bạn sẽ sử dụng khi cần. Tại website https://vantailuule.vn của vận tại Lưu Lê chia sẻ thêm nhiều kiến thức về nhà ở, phong thuỷ, vận chuyển, ghé thăm để biết thêm bạn nhé.

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm chuyển nhà Hà Nội - Sài GònGiá cước dịch vụ chuyển nhà

VIẾT BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên tường. Xin cám ơn!