Hàng LCL là hàng gì? Phân biệt vận chuyển hàng FCL và LCL

LCL có lẽ khá đơn giản đối với bất kỳ ai trong ngành giao thông vận tải. Nhưng đối với những người mới tham gia vào lĩnh vực này hoặc những người chưa biết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về LCL và các thuật ngữ liên quan của nó.

>>> Xem thêm: Tất tần tật về Vận tải hàng hóa đường biển

Hàng LCL là hàng gì?

Hình ảnh bài viết

Hàng LCL là hàng gì?

Trong lĩnh vực vận tải hàng hóa, LCL là từ viết tắt của từ Less than Container Loading, trong tiếng Việt có nghĩa là số lượng hàng không đủ để xếp thành một thùng chứa.

LCL là hình thức vận chuyển hàng hóa dành cho những chủ hàng không có đủ hàng cho một container theo kích thước quy định mà phải chung hàng với những đơn vị khác mới đủ dung tích.

Theo nghĩa đơn giản hơn, LCL là một lô hàng và cần được kết hợp với nhiều lô làng khác từ các khách hàng khác nhau để thành một lô hàng lớn phù hợp với sức chứa của container.

Ví dụ về vận chuyển hàng LCL

Để làm rõ về LCL, chúng ta có ví dụ sau: Khi một khách hàng A muốn vận chuyển một số lượng sản phẩm điện tử, tương đương với 10 mét khối hàng hóa và lô hàng này không đủ để chất đầy một container. Khối lượng của thùng chứa là 35 mét khối, lúc này đơn hàng của A được ghép với đơn hàng của người khác để chất đầy container. Việc chấp nhận lô hàng có lợi cho cả A và người vận chuyển.

Phân biệt vận chuyển hàng LCL và FCL

Hình ảnh bài viết

Phân biệt vận chuyển hàng LCL và FCL

LCL và FCL thường xuyên xuất hiện cùng nhau khi nói về vận tải hàng hóa. Do đó, có nhiều người hay nhầm lẫn về khái niệm của hai thuật ngữ này. Nhưng hai thuật ngữ này lại hoàn toàn khác nhau cả về ngữ nghĩa lẫn cách sử dụng. Trong khi, LCL mang ý nghĩa ko đủ hàng hóa thì FCL lại là viết tắt cho từ Full Container Load.

FCL (Full Container Load) có nghĩa là hàng vừa đủ cho một container vận chuyển chuyên dụng. Các container này sẽ được chất đầy và đóng dấu, sau đó được kết hợp vận chuyển đến địa điểm cuối cùng.

Với phương thức FCL, bên giao hàng và bên nhận hàng sẽ chịu trách nhiệm đóng gói và bốc dỡ hàng hóa. Ưu điểm FCL hơn hàng LCL là không phải chờ đợi, gom hàng hoặc chuyển hàng qua nhiều đơn vị vận chuyển khác. Điều này sẽ giúp quá trình xuất nhập khẩu và thông qua kiểm tra nhanh hơn, cũng như giảm chi phí dịch vụ vận chuyển.

Vận chuyển FCL và LCL là hai phương thức vận tải phổ biến nhất được phát triển hiện nay với mục đích giúp các chủ hàng tiết kiệm được những chi phí phát sinh và dự phòng không cần thiết. Sự khác biệt chính giữa hai phương pháp này nằm ở khối lượng vận chuyển hàng hóa mà người gửi có thể lấp đầy container hay không

Vai trò các bên tham gia trong LCL

Hình ảnh bài viết

Vai trò các bên tham gia trong LCL

>>> Xem thêm: Xe vận chuyển hàng hóa Bắc Nam uy tín chất lượng

Do là vận chuyển ghép nên vận chuyển LCL phải trải qua nhiều giai đoạn và nhiều bên tham gia khác nhau. Mỗi bên sẽ có một vai trò riêng trong quá trình vận chuyển.

► Đối với người gửi hàng LCL

Người gửi có trách nhiệm đóng gói hàng hóa và vận chuyển đến trạm vận chuyển container của người gom hàng, làm thủ tục vận chuyển hải quan cho lô hàng muốn gửi đi, các thủ tục khác như khử trùng và dán nhãn cũng phải được thực hiện. Đồng thời, người gửi hàng phải cung cấp cho người vận chuyển hàng dữ liệu hóa đơn để lập vận đơn và xác nhận hối phiếu, nhận vận đơn.

► Đối với người vận chuyển hàng LCL

Người vận chuyển gửi lại hóa đơn cho người gửi để xác minh thông tin sau đó xuất vận đơn và bản kê khai. Nhận container từ người gửi hàng và xếp hàng lên tàu, chuẩn bị container thích hợp để tàu neo đậu an toàn. Khi đến địa điểm nhận hàng, dỡ container từ tàu xuống xưởng giao cho người nhận. Trước khi giao hàng, phải làm D/O khi nhận hàng và kiểm tra thông tin trên vận đơn của người nhận.

► Đối với người gom hàng LCL

Người gom hàng là người có trách nhiệm thay mặt người giao nhận liên hệ với khách hàng: báo cáo lộ trình hàng hóa và xuất hóa đơn nhà cho khách hàng.

► Đối với người nhận hàng LCL

Người nhận hàng phải xuất trình đầy đủ giấy tờ cần thiết để nhận hàng: bill, thông quan. Nhưng điểm khác biệt là người nhận hàng lẻ không cần đóng cước phí container, vì bản chất người nhận hàng đâu có mượn container. Nhưng ngược lại thì phải đóng phí handling charges.

Trên đây là toàn bộ thông tin về vận chuyển hàng LCL mà bạn có thể tham khảo. Ngoài ra, nếu bạn đang có lô hàng muốn vận chuyển LCL thì hãy tham khảo dịch vụ vận chuyển hàng LCL tại website https://vantailuule.vn/ nhé.

>>> Xem thêm: Công ty vận chuyển hàng hóa tại TPHCM

VIẾT BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên tường. Xin cám ơn!