Nhập khẩu hàng hóa đường tiểu ngạch là gì? là câu hỏi mà bất kỳ ai đang có ý định kinh doanh, nhập hàng Trung Quốc về bán đều quan tâm. Có rất nhiều vấn đề bạn cần làm rõ khi xác định nhập khẩu theo đường này. Vậy nhập khẩu tiểu ngạch khác gì so với nhập khẩu chính ngạch, hình thức nào người kinh doanh nên sử dụng?
Nhập khẩu đường tiểu ngạch là gì?
Nhập khẩu tiểu ngạch thường vận chuyển hàng bằng container
Nhập khẩu tiểu ngạch tiếng Anh là gì? Nhập khẩu tiểu ngạch tiếng Anh là Border Trade. Đây là thuật ngữ chỉ hình thức buôn bán thương mại quốc tế giữa cư dân hai nước có đường biên giới liền nhau.
Tại nước ta, hình thức nhập khẩu tiểu ngạch rất phổ biến ở những tỉnh gần cửa khẩu với Lào, Campuchia hay đặc biệt là Trung Quốc như các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai.
Hàng hóa được nhập khẩu qua đường tiểu ngạch chủ yếu là nông sản, và các loại hàng hóa giá trị nhỏ, hàng tiêu dùng phổ thông như quần áo, giày dép, đồ trang trí…
Cho đến nay, câu hỏi nhập khẩu đường tiểu ngạch là gì không còn mới trong thị trường kinh doanh. Hình thức xuất nhập khẩu này được rất nhiều thương lái ưa chuộng nhờ thủ tục dễ dàng, đơn giản và chi phí vận chuyển và thuế phí tương đối thấp.
Nhìn chung, các lái buôn giàu kinh nghiệm đã chỉ ra những đặc điểm đặc trưng của hàng nhập khẩu qua đường tiểu ngạch là:
- Buôn bán hàng tiểu ngạch chủ yếu sử dụng tiền mặt;
- Giá trị hàng hóa thấp và kích thước không lớn;
- Xuất nhập khẩu tiểu ngạch không phạm pháp như nhiều người nghĩ. Hàng tiểu ngạch vẫn phải đóng thuế nhưng mức thuế thấp;
- Hàng tiểu ngạch không dành cho doanh nghiệp, chỉ dùng cho cư dân 2 vùng biên giới;
- Cần được các cơ quan thuế quan, biên phòng, xuất nhập cảnh kiểm tra;
- Hàng hóa đa phần được vận chuyển bằng xe tải đi đường khác không qua cửa khẩu.
Ưu nhược điểm của nhập khẩu hàng hóa đường tiểu ngạch
Nhập khẩu tiểu ngạch không cần qua cửa khẩu
► Ưu điểm nhập khẩu hàng hóa đường tiểu ngạch
- Thủ tục nhập khẩu hàng hóa đơn giản, tiết kiệm thời gian;
- Chi phí vận chuyển tương đối thấp so với vận chuyển hàng hóa chính ngạch;
- Hàng hóa không qua cửa khẩu nên vận chuyển nhanh hơn và mức thuế thấp, thủ tục kiểm tra cũng đơn giản hơn nhiều;
- Mọi chi phí phát sinh trong giao dịch buôn bán là rất thấp.
► Nhược điểm nhập khẩu hàng hóa tiểu ngạch
- Hình thức ổn định kinh doanh thấp hơn so với những hàng hóa cao cấp và hàng đặc biệt cần đi qua đường chính ngạch;
- Giá trị đơn hàng nhỏ và thay đổi theo thời điểm nên chỉ phù hợp với người bán nhỏ lẻ;
- Hàng hóa qua đường tiểu ngạch thường không giấy tờ, hóa đơn thanh toán hay hợp đồng ngoại thương nên trong trường hợp xảy ra tranh chấp rất khó khăn cho người bán;
- Ranh giới giữa giao thương tiểu ngạch và buôn lậu là rất mong manh, không phải người có kinh nghiệm thì rất dễ vi phạm pháp luật;
- Nếu mặt hàng là thiết bị thương mại điện tử có thể gặp rủi ro bị cơ quan quản lý thị trường kiểm soát và thu giữ do không có hóa đơn đỏ và các chứng từ cần thiết;
- Giao thương qua đường biên giới luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, chiêu trò giữa các nhà bán, nên cần cực kỳ tỉnh táo.
► Thủ tục nhập khẩu đường tiểu ngạch qua biên giới
- Thủ tục khai hàng: Nộp 2 tờ khai hàng, xuất trình CMND, giấy phép kinh doanh tiểu ngạch đối với những tổ chức, cá nhân được phép kinh doanh nhập khẩu tiểu ngạch. Hàng hóa tự sản tự tiêu khi qua biên giới có tổng giá trị trong mức tiêu chuẩn được miễn thuế nếu xuất trình đủ giấy tờ.
- Thủ tục kiểm hàng: Sau Khi xuất trình giấy tờ, cơ quan hải quan sẽ có phương pháp kiểm tra phù hợp dưới sự chứng kiến của chủ hàng. Cán bộ kiểm tra sẽ đối chiếu tờ khai với giấy tờ liên quan và ghi kết quả sau khi kiểm tra xong.
Nên chọn nhập khẩu hàng hóa tiểu ngạch hay chính ngạch?
Nhập khẩu tiểu ngạch chỉ nên dùng với đơn hàng giá trị thấp
► So sánh vận chuyển hàng hóa đường tiểu ngạch và chính ngạch
Ngoài những thông tin nhập khẩu hàng hóa đường tiểu ngạch là gì kể trên, bạn còn cần biết thêm những thông tin về nhập khẩu chính ngạch để đưa ra sự so sánh, cân nhắc chính xác nhất. Nhập khẩu hàng hóa chính ngạch là con đường giao thương quốc tế qua cửa khẩu. Hàng hóa chính ngạch thường áp dụng cho các đơn hàng lớn, giá trị cao và đảm bảo các tiêu chí về chất lượng, mục hàng hóa cho phép và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Vì vậy, nhìn chung nhập khẩu chính ngạch sẽ mất thời gian và công sức cho chủ hàng hơn là nhập khẩu hàng hóa đường tiểu ngạch. Ngoài ra, phương pháp này còn có nhiều nhược điểm khác như:
- Thủ tục hàng hóa phức tạp, cần hoàn tất thông quan chủ hàng mới được nhận hàng;
- Chi phí xuất khẩu tương đối cao do có nhiều mức phí như phí hải quan, thuế xuất nhập khẩu cao hơn và những chi phí phát sinh kèm theo khác;
- Hàng hóa bị kiểm soát kỹ càng, khó thông quan.
Tuy vậy, nhập khẩu hàng hóa đường chính ngạch vẫn được nhiều doanh nghiệp chọn lựa vì nó có tính ổn định cao và đảm bảo hơn. Một số lợi thế mang lại cho doanh nghiệp khi nhập khẩu chính ngạch là:
- Giá trị nhập khẩu hàng hóa cao, không giới hạn;
- Hàng hóa luôn có giấy tờ đầy đủ, hóa đơn chứng từ và xuất xứ rõ ràng, hạn chế tối đa rủi ro bị cơ quan quản lý thị trường thu giữ;
- Mức độ ổn định trong kinh doanh cao;
- Quyền lợi đảm bảo với hợp đồng thương mại nếu trong trường hợp có tranh chấp phát sinh;
- Vận chuyển an toàn và đảm bảo chất lượng cho các mặt hàng cao cấp;
- Vận chuyển xuyên biên giới với mọi quốc gia có ký giao thương với Việt Nam.
Sự khác nhau chủ yếu giữa vận chuyển hàng hóa tiểu ngạch và chính ngạch là:
- Đường vận chuyển: Chính ngạch hàng hóa qua cửa khẩu và cần duyệt kỹ nhiều yếu tố về vệ sinh, chất lượng. Đường tiểu ngạch hàng hóa đi qua biên giới.
- Giá trị giao dịch: Chính ngạch không bị giới hạn và bạn có thể dễ dàng nhập hàng với số lượng, giá trị không giới hạn. Tiểu ngạch bị giới hạn theo quy định của nhà nước.
- Thủ tục pháp lý: Chính ngạch cần nhiều thủ tục và giấy tờ, phát sinh nhiều chi phí. Tiểu ngạch nhanh chóng trong khâu giấy tờ giúp tiết kiệm thời gian tối đa.
- Hàng hóa vận chuyển: Chính ngạch được xuất nhập khẩu tất cả những mặt hàng được cho phép kinh doanh. Tiểu ngạch chủ yếu những mặt hàng giá trị thấp.
- Chi phí dịch vụ: Chính ngạch luôn cao hơn rất nhiều so với tiểu ngạch.
► Những ai nên chọn vận chuyển hàng hóa đường tiểu ngạch?
Tùy vào quy mô của doanh nghiệp cũng như giá trị giao dịch, tính chất hàng hóa mà bạn có thể lựa chọn cho mình một hình thức xuất nhập khẩu tốt nhất. Nếu doanh nghiệp đề cao tính an toàn và muốn đảm bảo chất lượng hàng hóa thì nên lựa chọn xuất khẩu chính ngạch. Đây là phương pháp tốt nhất giúp bạn giảm thiểu những rủi ro không cần thiết.
Vận chuyển đường tiêu ngạch do không đi qua cửa khẩu nên hàng hóa bạn nhận được sẽ nhanh hơn và không cần thủ tục phức tạp. Mọi hàng hóa được gom lên container và làm một số tờ khai và đóng thuế trước khi tiến hành xuất khẩu. Nhìn chung, đây cũng là một cách vận chuyển hàng hóa nhanh gọn, chi phí rẻ giúp người bán tiết kiệm được nhiều chi phí và tối ưu lợi nhuận khi bán hàng.
Bài viết trên là những chia sẻ về vấn đề nhập khẩu hàng hóa đường tiểu ngạch là gì? và những thông tin liên quan người kinh doanh cần biết. Hy vọng những thông tin bổ ích này sẽ giúp bạn hiểu hơn về hình thức vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu này và chọn cho mình một phương pháp vận chuyển phù hợp nhất.
Ngoài ra, nếu bạn cần tìm kiếm đơn vị vận chuyển uy tín nhất để vận chuyển hàng hóa giao thương, hãy xem ngay: