Mẫu logo vận tải đường sắt Việt Nam mới nhất 2023

Vận tải đường sắt Việt Nam với tổng chiều dài 4161 km bao gồm 2651 km đường chính tuyến và nối liền 34 tỉnh thành với nhau. Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, logo vận tải đường sắt Việt Nam cũng thay đổi.

>>> Có thể bạn quan tâm: Chi nhánh vận tải đường sắt Hà Nội

Tìm hiểu lịch sử về vận tải đường sắt Việt Nam

Tuy rằng được phát triển trễ hơn so với các loại phương tiện khác nhưng hệ thống vận tải đường sắt Việt Nam đã tự khẳng định vị thế của mình trong hành trình chinh phục vận chuyển hàng hóa nhiều nhất ở Việt Nam.

Vận tải đường sắt ra đời vào năm 1881 và tuyến đường sắt đầu tiên chính là đi từ Sài Gòn đến Mỹ Tho có khoảng cách dài 70km. Và tiếp theo đó, mạng lưới này được phát triển vượt bậc hơn trên khắp lãnh thổ Việt Nam theo công nghệ đường sắt của Pháp với khổ đường ray rộng hơn 1m.

Lịch sử đường sắt Việt Nam

Hình ảnh: đường sắt Việt Nam nối liền các tỉnh

Logo vận tải đường sắt Việt Nam

Sau nhiều lần phát triển và đổi mới thì hiện nay, theo quyết định số 973/QĐ-TTG ngày 25-6-2010 của Thủ tướng Chính Phủ ban hành, Tổng công ty đường sắt Việt Nam là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chính Nhà nước làm chủ sở hữu. Và chính thức logo đường sắt Việt Nam cũng được đổi mới lại theo mẫu dưới đây:

Logo đường sắt Việt Nam

Hình ảnh: Logo đường sắt Việt Nam

Lấy màu xanh dương làm màu chủ đạo cho logo đường sắt Việt Nam, logo vận tải đường sắt Việt Nam đã khắc họa hình tượng con tàu sắc chạy dài và luôn hướng về phía trước. Và đằng sau đó là kí hiệu VNR (Tổng công ty đường sắt Việt Nam) thể hiện nên sự vững chắc của nhà nước ban hành. Hiện tại, với sự ra mắt logo đường sắt Việt Nam chính thống này sẽ giúp tránh được sự nhầm lẫn, hay giả mạo đối với các đường sắt khác.

Cũng theo quyết định này, cơ cấu tổ chức của Tổng công ty vận tải đường sắt Việt Nam sẽ bao gồm có:

  • Hội đồng thành viên tham gia, Ban kiểm soát tình hình
  • Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc cho công ty
  • Các đơn vị thành viên

Có bao nhiêu tuyến đường sắt của hệ thống vận tải đường Việt Nam

Theo số liệu của Tổng cty đường sắt Việt Nam, mạng lưới đường sắt hiện nay có tổng chiều dài 4161km, với 2651km đường tuyến chính, và bao gồm 5 tuyến đường sắt nối liền 34 tỉnh thành như sau:

  • Hà Nội – TP.HCM; Hải Phòng - Hà Nội (Ngược lại); Hà Nội – Lào Cai; Hà Nội – Quán Triều (TP.Thái Nguyên); Hà Nội – Đồng Đăng (ngược lại).
  • Kép (Bắc Giang) => Uông Bí => Hạ Long (Quảng Ninh) (ngược lại).
  • Kép (Bắc Giang) => Lưu Xá (Thái Nguyên) (ngược lại).

Không những thế đường sắt Việt Nam còn nối liền với đường sắt qua tận Trung Quốc với hai hướng: Vân Nam (Trung Quốc) qua tỉnh Lào Cai và Quảng Tây (Trung Quốc) qua tỉnh Lạng Sơn.

Vai trò của vận tải đường sắt Việt Nam

Vai trò quan trọng của vận tải đường sắt Việt Nam này chính là khả năng kết nối giữa các phương tiện vận tải khác để hình thành nên hình thức vận tải đa dạng.

Loại phương tiện này giúp chuyên chở tốt nhất cho các nguyên vật liệu cho sản xuất công nghiệp, phục vụ để giao lưu giữa các địa phương và phục vụ cho quốc phòng.

Bên cạnh đó, nó cũng giúp ứng cứu cho các vùng bị lũ lụt, vận chuyển hành khách nội đô, và liên quốc gia thuận lợi, an toàn và cực hiệu quả.

Ga tàu đường sắt Việt Nam

Đường sắt Việt Nam tại ga tàu

Đặc biệt, ngành nghề kinh doanh chính của vận tải đường sắt Việt Nam bao gồm:

  • Kinh doanh vận tải đường sắt, vận tải các phương thức trong nước và liên vận quốc tế.
  • Chịu trách nhiệm quản lý, khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắc quốc gia.
  • Bên cạnh đó, kinh doanh hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
  • Là một đại lý, và dịch vụ vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường hàng không.
  • Tư vấn cho khách hàng, đồng thời là khảo sát, thiết kế, đóng mới và sửa chữa các phương tiện, đồng thời cung cấp các phụ tùng chuyên ngành đường sắt và các sản phẩm cơ khí.

>>> Xem thêm: Vận chuyển xe máy Bắc Nam

Tình trạng hiện tại của vận tải đường sắt Việt Nam

Hệ thống vận tải đường sắt Việt Nam sẽ đẩy mạnh vận tải hành khách ở các tuyến đường có lợi thế và cự ly trung bình như Hà Nội – Vinh, TP.HCM – Nha Trang để cạnh tranh với các phân khúc vận tải khác.

Ngoài ra, hệ thống vận tải đường sắt Việt Nam sẽ chú trọng và ưu tiên đầu tư tàu tốt nhất, bố trí giờ đẹp đối với các tuyến đường này để chú trọng vào hành khách đi du lịch.

Ga tàu đường sắt Việt Nam

Tàu hỏa được khai thác với các tuyến đường ngắn, cảnh đẹp dành cho du lịch

Thêm nữa, ngành đường sắt Việt Nam sẽ phối hợp với nhiều đơn vị ngoài ngành đóng mới nhiều toa xe mới hiện đại với cơ sở vật chất tốt, bền và chuyên nghiệp.

Cùng đó, đường sắt cũng đặt trọng tâm vào đổi mới cơ cấu công nghệ như: phần mềm bán vé tự động, bán vé hàng hóa qua website, đồng thời cũng theo dõi kết cấu hạ tầng; tái cơ cấu khoa học, công nghệ…

Với tất cả các cách thay đổi và làm mới toàn ngành sẽ giúp cho đường sắt Việt Nam được phát triển trở lại. Hi vọng với những thông tin trên của Vận Tải Lưu Lê có thể mang đến nhiều thông tin bổ ích cho bạn khi tìm hiểu về đường sắt Việt Nam cũng như logo đường sắt Việt Nam chính thống là gì?

>>> Xem thêm: Vận chuyển đường sắt tại Hà Nội

VIẾT BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên tường. Xin cám ơn!