Cập nhật danh sách 63 tỉnh thành trên cả nước theo khu vực

Danh sách 63 tỉnh thành trên cả nước sẽ được cập nhất mới nhất qua bài viết sau đây. Đồng hành cùng chúng tôi để biết khám phá thêm những thông tin bổ ích, thú vị bạn nhé!

Cả nước ta được chia thành 3 vùng là Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Mỗi vùng miền sẽ có các tỉnh thành khác nhau, cụ thể là:

Danh sách 63 tỉnh thành trên cả nước - Các tỉnh miền Bắc

Vùng Bắc Bộ lại được chia thành các vùng miền như:

Hình ảnh bài viết

► Tây Bắc Bộ gồm 6 tỉnh thành:

  • Sơn La
  • Điện Biên
  • Hòa Bình
  • Lai Châu
  • Yên Bái
  • Lào Cai

Tây Bắc Bộ địa hình chủ yếu là đồi núi hiểm trở, có nhiều dãy núi và khối núi cao chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Nơi đây có dãy núi Hoàng Liên Sơn dài 180km, rộng 30km, với những đỉnh núi có độ cao từ 2800 - 3000m.

Khí hậu không có sự khác biệt lớn nhưng do có dãy núi cao Hoàng Liên sơn nên đã chắn gió nên ở đây khí hậu ấm hơn khu vực Đông Bắc. Dân cư chủ yếu là nhiều đồng bào dân tộc như Thái, Mông, Dao, Tày, Nùng…

► Đông Bắc Bộ gồm 9 tỉnh thành:

  • Lạng Sơn
  • Hà Giang
  • Cao Bằng
  • Bắc Kạn
  • Phú Thọ
  • Tuyên Quang
  • Thái Nguyên
  • Bắc Giang
  • Quảng Ninh

Đông Bắc Bộ là khu vực có nhiều dãy núi đá vôi, khối núi hoặc núi đất. Các đỉnh núi cao khu vực phía Bắc đều hội tụ ở đây như Kiêm Liêu Ti, Tây Côn Lĩnh…Khu vực này cũng có nhiều con sông lớn chảy qua như Sông Thương, sông Hồng, sông Chảy, sông Gâm, sông Bắc Giang…

Do có địa hình cao, nhiều dãy núi nên khí hậu nơi đây là khí hậu cận nhiệt ẩm, vào mùa đông rất lạnh, mùa hè mát mẻ. Khu vực Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng có khi nhiệt độ xuống dưới 0 độ C.

► Đồng bằng sông Hồng gồm 10 tỉnh thành:

  • Hà Nam
  • Hà Nội
  • Bắc Ninh
  • Hải Phòng
  • Hải Dương
  • Thái Bình
  • Ninh Bình
  • Nam Định
  • Hưng Yên
  • Vĩnh Phúc

Đồng bằng sông Hồng địa hình thấp, chủ yếu là đồng bằng nên thuận lợi để phát triển kinh tế, dân cư tập trung đông đúc. Đây là khu vực có nền kinh tế phát triển mạnh, đặc biệt là Hà Nội – thủ đô của cả nước.

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông lạnh có thể tạo đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp. Mạng lưới sông ngòi dày đặc nhiều con sông lớn chảy qua, cung cấp nước tưới tiêu, phát triển du lịch, giao thông đường thủy cho khu vực.

Danh sách 63 tỉnh thành trên cả nước - Các tỉnh miền Trung

Vùng Trung Bộ được chia thành các vùng miền sau:

Hình ảnh bài viết

► Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh thành:

  • Thanh Hóa
  • Nghệ An
  • Hà Tĩnh
  • Quảng Bình
  • Quảng Trị
  • Thừa Thiên – Huế

Bắc Trung Bộ là khu vực có địa hình gồm đồi núi, gò đồi thuộc dải Trường Sơn Bắc, các dải đồng bằng nhỏ hẹp, dải cát, cồn ven biển, địa hình bị chia cắt bởi các con sông, dãy núi đâm ngang ra biển.

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa hạ nóng còn mùa đông lạnh. Nơi đây thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ. Bắc Trung Bộ có nguồn tài nguyên du lịch đáng kể với nhiều khu di tích, khu du lịch nổi tiếng như KLN Nguyễn Du, Cố đô Huế, Phong Nha - Kẻ Bàng, Nhã nhạc cung đình Huế, bãi tắm Sầm Sơn…

► Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh thành:

  • Đà Nẵng
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Bình Định
  • Phú Yên
  • Khánh Hòa
  • Ninh Thuận
  • Bình Thuận

Toàn khu vực các tỉnh hầu hết đều có núi, gò đồi ở phía Tây, bờ biển khúc khuỷu, dải đồng bằng hẹp ở phía đông. Khu vực ven biển có nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác du lịch biển, khai thác nguồn thủy hải sản. Một số đảo ven bờ có thể khai thác tổ yến đem lại giá trị kinh tế cao như Quảng Nam, Khánh Hòa…

► Tây Nguyên gồm 5 tỉnh thành:

  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Lâm Đồng
  • Gia Lai
  • Kon Tum

Khu vực Tây Nguyên chủ yếu là cao nguyên, tiếp giáp với các nước như Lào, Campuchia. Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, đặc điểm đất thổ nhưỡng bazan phù hợp để trồng các loại cây công nghiệp như cà phê, cao su, tiêu, điều…

Nơi đây tập trung nhiều loại gỗ quý hiếm nhưng thời gian đầy đây nạn phá rừng đã khiến cho nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, hệ sinh thái thay đổi.

>>> Tham khảo ngay: Bảng giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa bàng tàu hỏa Bắc Nam tại Lưu Lê

Danh sách 63 tỉnh thành trên cả nước - Các tỉnh miền Nam

Vùng Nam Bộ được chia thành các vùng miền sau:

Hình ảnh bài viết

► Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh thành:

  • Thành phố Hồ Chí Minh
  • Bình Dương
  • Đồng Nai
  • Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Tây Ninh
  • Bình Phước

Đông Nam Bộ là khu vực có địa hình thuận lợi phát triển cho công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ. Nằm trong khu vực miền Nam, nơi đây có khí hậu cận xích đạo, ôn hòa, lượng mưa dồi dào quanh năm nên rất thuận lợi để phát triển kinh tế.

Đây là khu vực có thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh thành có nền kinh tế sôi động và phát triển nhất cả nước. Bờ biển dài hơn 350km, nhiều ngư trường lớn, trữ lượng cá, tôm, hải sản…dồi dào. Đặc biệt đây là khu vực phát triển mạnh về du lịch biển.

► Đồng bằng sông Cửu Long (hoặc Tây Nam Bộ) gồm 13 tỉnh thành:

  • Bạc Liêu
  • An Giang
  • Bến Tre
  • Cần Thơ
  • Cà Mau
  • Đồng Tháp
  • Kiên Giang
  • Hậu Giang
  • Sóc Trăng
  • Long An
  • Trà Vinh
  • Tiền Giang
  • Vĩnh Long

Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có vị địa lý như một bán đảo, là vùng kinh tế lớn nhất nước ta. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, địa hình bằng phẳng, giao thông thuận lợi tạo tiền đề cho phát triển kinh tế.

Trên đây chúng tôi đã cập nhật danh sách 63 tỉnh thành trên cả nước cũng như một vài đặc điểm nổi bật của khu vực. Nếu bạn có nhu cầu vận tải hàng hóa trong các tỉnh thành này hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0909 81 6625 hoặc truy cập vào website vantailuule.vn.

VIẾT BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên tường. Xin cám ơn!