[Bản đồ] Hệ thống các tuyến đường sắt chính của Việt Nam

Đường sắt Việt Nam là công trình lâu đời nối liền 34 tỉnh thành được nhiều người ưa chuộng. Dưới đây là những cập nhật các tuyến đường sắt chính của Việt Nam mới nhất và những thông tin có thể bạn quan tâm về hệ thống vận tải này.

Bản đồ đường sắt Việt Nam

Cập nhật bản đồ đường sắt nước ta giúp bạn nắm được các tuyến đường sắt chính của Việt Nam và dễ dàng hơn khi tra cứu lộ trình di chuyển.

Bản đồ đường sắt Việt Nam

Hình ảnh bản đồ đường sắt Việt Nam

Lịch sử đường sắt Việt Nam

Đường sắt Việt Nam được cho là một trong những công nghệ lâu đời nhất hiện nay. Hệ thống đường sắt ra đời từ năm 1881 với công trình xây dựng tuyến đường sắt từ Sài Gòn đến Phú Thọ. Đây là tuyến đường đầu tiên được nhà nước xây dựng, có độ dài khoảng 70km.

Thời điểm chiến tranh, hệ thống đường sắt hư hại khá nhiều nên được tiến hành khôi phục lại vào năm 1986. Sau đó, theo cơ chế thị trường, đường sắt bắt đầu vào công cuộc hiện đại hóa nỗ lực trở thành ngành vận tải hàng đầu góp phần vào phát triển kinh tế của cả nước. Trong những năm vừa qua, hệ thống đường sắt được triển khai, phát triển mạnh mẽ nối liền các vùng miền.

Các tuyến đường sắt chính của Việt Nam hiện nay

Các tuyến đường sắt chính của Việt Nam

Đường sắt nối liền các tỉnh trên cả nước

Hiện nay, đường sắt tại Việt Nam được chia làm 3 khổ đường: Loại đường 1000km, đường tiêu chuẩn 1.435km và đường lồng tức là bao gồm cả 2 loại đường trên. Mạng lưới đường sắt tại Việt Nam dài khoảng 4.161km với khoảng hơn 2000 km đường chính tuyến. Hệ thống các tuyến đường sắt chính của Việt Nam nối liền những khu dân cư, trung tâm văn hóa công nông nghiệp, trừ khu vực sông Cửu Long.

Hiện nay, tại nước ta có các tuyến đường sắt chính như sau:

  1. Tuyến đường sắt Hà Nội – TP.HCM
  2. Tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng
  3. Tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai
  4. Tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng
  5. Tuyến đường sắt Hà Nội – Quán Triều Tp. Thái Nguyên
  6. Tuyến đường sắt Kép Bắc Giang – Lưu Xá Thái Nguyên
  7. Tuyến đường sắt Kép Bắc Giang – Uông Bí – Hạ Long Quảng Ninh

Các tuyến đường sắt nối liền 34 tỉnh thành và còn nối liền đường sắt Trung Quốc theo hai hướng Vân Nam qua Lào Cai và Quảng Tây qua tỉnh Lạng Sơn.

Các ưu nhược điểm của đường sắt so với các phương tiện khác

Chuyến tàu trong hệ thống đường sắt chính của Việt Nam

Đường sắt có thị phần riêng trong ngành vận tải nước nhà

Đường sắt Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại có khoảng 260 ga nhưng đa phần quy mô nhỏ và hạ tầng đã cũ, chiều dài đường ga khá ngắn. Hệ thống thông tin giữa các tuyến đường sắt không đồng bộ về kỹ thuật và công nghệ. Theo công bố, có đến gần 300 đầu máy hoạt động có đến hơn 90% đã hoạt động 30 năm trở lên. Các xe hàng và toa xe khách của đường sắt cũng được dùng lâu năm và chưa được thay mới.

Hệ thống đường sắt hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, cụ thể như:

  • Có nhiều hạn chế về đường ga do tải trọng lớn, đường chạy chưa được nâng cấp hạ tầng
  • Chất lượng hạ tầng chưa đảm bảo do chi phí sửa chữa không đủ
  • Công nghệ đường sắt còn lạc hậu

Ngoài ra, các tuyến đường nhánh cơ sở hạ tầng tương đối kém chưa tương xứng với quy mô phát triển của vùng. Ở một số cảng như cảng Quy Nhơn, Cửa Lò đường sắt còn bị gỡ bỏ và nhiều nơi tuyến đường dang dở chưa được đầu tư trọn vẹn. Hai khu vực chiến lược như Tây nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long không được phân bố mạng lưới đường sắt.

Những vấn đề về kết cấu hạ tầng là nguyên nhân khiến thị phần vận tải đường sắt có dấu hiệu sụt giảm trong nhiều năm trở lại đây. Đối với khách hàng đi các chuyến ngắn thì đường sắt không so được với đường bộ. Nếu khách hàng đi đường dài, chi phí đi máy bay giá rẻ sẽ ổn hơn đường sắt.

Tuy nhiên, đường sắt vẫn có nhiều lợi thế như tính ổn định và an toàn. Ngoài ra, tàu có thể vận chuyển khối lượng lớn và gần như không chịu sự tác động của thời tiết. Chi phí đi lại rẻ và có các điểm dừng trong trung tâm thành phố và nhiều tụ điểm du lịch.

Điểm danh những tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam

Đường sắt Việt Nam từng lọt vào danh sách Top 10 các tuyến đường sắt đẹp nhất của thế giới. Phong cảnh trải dài chiều dọc của đất nước, tuyến đường sắt Bắc Nam khiến mọi du khách đều muốn trải nghiệm ít nhất một lần trong đời.

► Đường tàu đèo Hải Vân: Tuyến đường độc đáo một bên là núi cao sừng sững, một bên là biển sâu thăm thẳm là cảnh tượng thiên nhiên hiếm có được nhiều du khách nước ngoài đánh giá cao

► Đường tàu Trần Quý Cáp, Đà Lạt: Con đường đặc biệt lãng mạn vào mùa hoa mai anh đào nở với sắc hồng rực rỡ cùng sắc vàng rực của hoa dã quỳ ven đường

► Đường tàu Mường Hoa tại Sapa: Đường tàu lập kỷ lục tàu leo núi dài nhất Việt Nam, ngồi trên tàu bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh vẻ đẹp thiên nhiên tại thung lũng tuyệt đẹp

Trên đây là những thông tin về các tuyến đường sắt chính của Việt Nam. Hy vọng đây sẽ là các kiến thức bổ ích giúp bạn hiểu hơn về hệ thống đường sắt và những vấn đề liên quan.

Ngoài ra, khi bạn cần di chuyển bằng đường sắt, bạn có thể vận chuyển cả các phương tiện đi lại của mình cực kỳ tiện lợi với mức giá khá rẻ.

>>> Xem thêm dịch vụ: Vận chuyển hàng bằng đường sắt

VIẾT BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên tường. Xin cám ơn!