Hướng dẫn cách bảo quản vải thiều khi vận chuyển

Vải thiều là loại quả được tiêu thụ trên thị trường rộng lớn, cả ở trong nước và nước ngoài. Nếu không được bảo quản cẩn thận, vải thiều đến tay người thưởng thức sẽ không còn chất lượng. Vậy nên trong bài viết dưới đây, vận tải Lưu Lê sẽ gợi ý cho bạn cách bảo quản vải thiều khi vận chuyển nhé.

Hướng dẫn cách bảo quản vải thiều khi vận chuyển

Viện nghiên cứu SOFRI chuyên về cây ăn quả tại miền Nam, đã nghiên cứu thành công phương pháp giúp xử lý và bảo quản vải thiều. Loại quả này sẽ luôn giữ được độ tươi mới từ khi mới thu hoạch, đến khi vận chuyển và tới tay người tiêu dùng.

► Quy trình thu hoạch trước khi vận chuyển vải thiều

Thời điểm thu hoạch vải thiều hợp lý nhất là lúc phần vỏ của nó đã chín đều. Tính từ khi hoa vải thiều nở, đến lúc thu hoạch được khoảng tầm hơn ba tháng. Đặc biệt, người dân cần lưu ý nên hái vải thiều vào những ngày nắng ráo, không nên thu hoạch vải vào ngày mưa. Hái vải xong hãy phân loại và buộc chúng thành chùm từ 3kg cho đến 5kg. Bỏ đi những quả vải thiều không chất lượng, như bị hư, thối hoặc là dập nát, hình dáng kỳ lạ.

Hình ảnh bài viết

► Đóng gói vải thiều khi vận chuyển

Sau khi đã ngâm vải trong hai loại dung dịch trên, hãy dùng quạt gió để thổi cho khô quả hoặc là để khô tự nhiên. Để có thể bảo quản vải thiều được tươi và sạch đẹp nhất. Bạn hãy lấy một lít nước sạch rồi pha khoảng 60g NaHSO3 vào, sau đó khoắng đều cho tan hết. Lấy từng túm vải nhúng vào dung dịch NaHSO3 và ngân khoảng 10 phút. Nhờ dung dịch này mà vải thiều sẽ được se cứng phần vỏ, hạn chất mất nước và tiêu diệt được các loại vi khuẩn, nấm làm hư hại quả. Sau 10 phút, bạn vớt vải ra và nhúng tiếp vào dung dịch HCI 4% từ 3 đến 5 phút. Quy trình này sẽ giúp giữ được màu tươi, đẹp.

Hình ảnh bài viết

Một trong những cách bảo quản vải thiều khi vận chuyển được áp dụng nhiều nhất là đựng trong thùng xốp. Thùng xốp sẽ giúp vải thiều tránh vị va đập khi vận chuyển, giữ được vải tươi lâu hơn. Bạn cũng nên lưu ý rằng, thùng xốp giữ nhiệt đựng quả vải phải có đủ một lượng đá giúp làm lạnh được trong vòng 24 tiếng. Nhớ rằng đóng và bọc kín thùng xốp, để đá bị tan nhanh hay nước chảy ra làm hư hỏng quả vải.

Hoặc bạn cũng có thể dùng thùng xốp nhiều lỗ để đựng quả vải khi vận chuyển. Và xếp chúng vào khoang lạnh của xe. Nhờ đóng gói thùng xốp có lỗ thông thoáng sẽ giúp giảm thiểu va đập của quả vải trong khoang làm lạnh. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng túi nhựa chất liệu polyetylen rồi đựng quả hoặc bọc lại. Cách này sẽ giúp màu sắc vải được tươi đẹp, quả không bị mất nước.

► Phương tiện vận chuyển vải thiều

Phương tiện vận chuyển cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng vải. Hãy chọn những loại xe đáp ứng đủ yêu cầu làm lạnh của vải khi chuyển quãng đường xa. Đảm bảo vải thiều không bị thối hỏng, không dập nát khi chuyển đến tay người dùng.

Những lưu ý bảo quản vải thiều khi vận chuyển

Hình ảnh bài viết

Dưới đây là một số lưu ý bảo quản vải thiều khi vận chuyển.

  • Hãy chọn những quả vải chất lượng để vận chuyển đến tay người dùng. Những quả vải đảm bảo chất lượng sẽ có kích thước vừa phải, màu đồng đều, da căng tròn và cuống tươi. Và nhớ rằng sơ chế đúng cách, giúp vải tươi lâu và không dập nát.
  • Chúng ta cần phân loại phải thiều trước khi vận chuyển, theo màu sắc, kích cỡ, hương vị,... Bởi điều này cũng quyết định rất nhiều đến quá trình bảo quản vải thiều khi vận chuyển.
  • Trong trường hợp xuất vải thiều số lượng lớn, cần bảo quản chúng bằng hóa chất thích hợp. Dung dịch sử dụng là NaHSO3 và HCl 4%, sẽ giúp vải săn chắc, giữ được chất lương và màu sắc.
  • Khi vận chuyển vải thiều quãng đường dài, nên bảo quản chúng trong thùng xốp giữ nhiệt.
  • Nếu chuyển số lượng vải thiều ít, có thể gói vải thiều vào báo. Và để trong hộp nhựa hoặc túi ni lông.
  • Bạn cũng có thể bảo quản vải thiều bằng cách sấy khô vải. Hương bị ngon ngọt, mềm dai này cũng được rất nhiều người yêu thích.
  • Khi bốc xếp hộp vải thiều lên, xuống xe cần nhẹ nhàng. Tránh để đỗ vỡ, nát chất lượng vải thiều.
  • Cần trao đổi cụ thể với người mua về thời gian giao vải thiều, tránh để lâu hơn dự kiến, làm chất lượng vải bị giảm sút.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách bảo quản vải thiều khi vận chuyển. Hy vọng với những thông tin này, sẽ giúp bạn bảo quản và vận chuyển vải thiều đạt chất lượng tốt nhất đến tay người thưởng thức.

VIẾT BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên tường. Xin cám ơn!