So sánh giữa 3PL và 4PL trong hoạt động Logistics

Bạn đang muốn tìm hiểu về logistics nhưng lại không biết sự khác biệt giữa 4PL và 3PL. Hãy cùng vận tải Lưu Lê tham khảo bài viết dưới đây, để biết thêm về 4PL và 3PL, cũng như sự khác biệt và giống nhau giữa chúng nhé.

3PL trong logistics là gì?

3PL có nghĩa là cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba hay là logistics theo hợp đồng. Công ty sẽ thay mặt cho chủ hàng quản lý, cũng như thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận như:

  • Thực hiện tất cả các thủ tục xuất nhập khẩu thay cho người gửi hàng.
  • Cung cấp các chứng từ giao nhận, vận tải và cũng với vận chuyển nội địa. Hoặc là thay mặt cho người nhập khẩu làm các thủ tục thông quan hàng hóa.
  • Thay mặt cho người nhập khẩu làm các thủ tục thông quan hàng hóa và cùng với việc đưa hàng hóa đến điểm được quy định.

Hình ảnh bài viết

3PL sẽ bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, nó có sự kết hợp chặt chẽ với việc luân chuyển, xử lý thông tin, tồn trữ hàng hóa,... Bên cạnh đó, 3PL có tính tích hợp vào các dây chuyền cung ứng của khách hàng. Bao gồm có các hoạt động do một công ty cung cấp dịch vụ logistics thực hiện. Dựa trên danh nghĩa của khách hàng, các hợp đồng sẽ có hiệu lực tối thiểu là một năm.

4PL trong logisticslà gì?

4PL là cung cấp dịch vụ logistics thứ 4 hay logistics cho chuỗi phân phối, nhà cung cấp logistics chủ đạo. Công ty 4PL sẽ làm nhiệm vụ hợp nhất, gắn kết các nguồn lực, tiềm năng và cùng với cơ sở vật chất kỹ thuật của mình. Với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng cũng như vận hành các giải pháp chuỗi logistics.

Hình ảnh bài viết

4PL là việc quản lý và thực hiện các hoạt động logistics có tính chất phức tạp. Ví dụ như là quản lý nguồn lực, trung tâm điều phối kiểm soát, cùng các chức năng kiến trúc và thực hiện tích hợp các hoạt động logistics.

So sánh sự giống và khác biệt giữa 4PL và 3PL trong hoạt động logistics

Rất nhiều người quan tâm đến sự giống và khác biệt giữa 4PL và 3PL. Nhất là những ai đang sử dụng dịch vụ trong ngành quản lý chuỗi cung ứng.

► Sự giống nhau giữa 4PL và 3PL

Nhìn chung, cả 2 mô hình 3PL & 4PL đều có đóng góp vào hoạt động của chuỗi cung ứng, từ vấn đề nguyên liệu đầu vào cho đến hàng hóa ở đầu ra. Cũng như là thực hiện các hoạt động vận chuyển cần thiết. 3PL và 4PL có sự gắn kết và liên quan chặt chẽ với nhau. 4PL được phát triển ở trên nền tảng của 3PL.

Tuy nhiên, 4PL bao gồm các lĩnh vực hoạt động quy mô rộng hơn, gồm cả các hoạt động của 3PL. Các dịch vụ công nghệ thông tin, cũng quản lý các tiến trình kinh doanh. 4PL được ví như một điểm liên lạc duy nhất. Đây chính là nơi thực hiện việc quản lý, tổng hợp tất cả những nguồn lực. Và thực hiện giám sát các chức năng 3PL trong suốt cả chuỗi phân phối. Với mục đích chính của nó là nhằm vươn tới thị trường toàn cầu, lợi thế chiến lược và cũng với các mối quan hệ lâu bền.

► Sự khác biệt giữa 4PL và 3PL

Đặc điểm quan trọng nhất của mô hình 4PL chính là các hoạt động mang tính chiến lược. Nó không chỉ đối với chuỗi cung ứng của khách hàng, mà còn cho sự phát triển của chuỗi cung ứng ấy phải thật phù hợp với tầm nhìn chung của công ty. Ngược lại 3PL chỉ là cung cấp các dịch vụ mang tầm chiến thuật hoặc có thể là hơn một chút.

Theo các chuyên gia về logistics thì để so sánh giữa 3PL và 4PL sẽ có những điểm khác nhau cơ bản dưới đây.

  • Các công ty 4PL thường là một thực thể riêng biệt, nó được thành lập như một liên doanh. Hoặc là ở trên cơ sở những hợp đồng dài hạn giữa khách hàng chính và với một số đối tác khác.
  • 4PL đóng vai trò là cầu nối duy nhất giữa các khách hàng và những nhà cung cấp dịch vụ khác. Mọi vấn đề hay phương diện trong chuỗi cung ứng của khách hàng đều sẽ được quản lý bởi 4PL.
  • Trong một số trường hợp, 4PL cũng sẽ được coi như là những nhà cung cấp dịch vụ logistics dẫn đầu. Tức là liên kết với các công ty khác để có thể cung cấp và hoàn tất toàn bộ các chức năng logistics được thuê ngoài.
  • 3PL đảm nhận trách nhiệm hoàn thành các mục tiêu mang tính là chiến thuật. Còn 4PL thì đảm nhận vai trò quản trị chiến lược và thực hiện chuyên sâu trong toàn bộ chuỗi cung ứng của khách hàng. Tức là nó tập trung để cải tiến hiệu quả của quy trình, cũng như vận hành toàn bộ chuỗi cung ứng và logistics.

Thông qua bài viết trên, bạn đã biết sự khác biệt giữa 4PL và 3PL trong hoạt động Logistics. Hy vọng với các kiến thức chúng tôi chia sẻ, bạn sẽ hiểu hơn về môn hình 3PL và 4PL, áp dụng nó hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.

>>> Xem đầy đủ về dịch vụ: Vận chuyển hàng hóa Logistics