1PL là gì? Làm sao để tối ưu hoạt động Logistic cho doanh nghiệp

Nhiều người thắc mắc 1PL là gì? Với ngành logistic thì mô hình 1PL đã không còn xa lạ. Hãy cùng vận tải Lưu Lê tham khảo bài viết dưới đây, để biết thêm về 1PL và vai trò của nó trong hoạt động Logistics như thế nào nhé.

1PL là gì? Hoạt động như thế nào?

Với rất nhiều người hoạt động trong ngành logistic, 1PLl có lẽ là cụm từ quen thuộc. Nhưng để hiểu rõ về 1PL, thì không chắc là ai cũng nắm rõ. Do đó, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 1P là gì nhé.

1PL là viết tắt của cụm từ tiếng anh First Party Logistics, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là Logistics tự cấp.

Hình ảnh bài viết

Hiểu theo một cách đơn giản nhất thì đây chính là một dịch vụ Logistics mà doanh nghiệp tự cung cấp cơ sở vật chất, hạ tầng, cũng như thiết bị. Để có thể vận hành hoạt động Logistics cho mình. Họ thành lập mô hình 1PL với mục đích đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu, vận chuyển các hàng hóa cho mình.

Để tự làm được điều này, doanh nghiệp cần phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phương tiện vận tải, nguồn nhân lực, phân xưởng, nguyên liệu,... để giúp hoạt động logistic diễn ra được suôn sẻ nhất.

Phần lớn các doanh nghiệp áp dụng mô hình 1PL, thì doanh thu chủ yếu của họ không phải từ logistic. Mà hoạt động bán sản phẩm mới là tạo nên doanh thu chính cho họ. Nếu các doanh nghiệp áp dụng mô hình 1PL mà không có kinh nghiệm, rất có thể bị tăng chi phí và làm giảm doanh thu.

Ưu nhược điểm của mô hình 1PL trong logistics là gì?

► Ưu điểm

  • Giúp doanh nghiệp không bị rò rỉ các dữ liệu quan trọng, cấp thiết của mình với bên cung cấp dịch vụ hậu cần thứ ba.
  • Doanh nghiệp có thể tự mình xây dựng các phương án nội bộ, tự mình tham gia vào quá trình vận chuyển.
  • Tất cả các bước trong quá trình vận tải sẽ được doanh nghiệp kiểm tra, rà soát cẩn thận.
  • Nhờ phương pháp nội bộ này nên việc liên lạc của doanh nghiệp cũng thuận tiện và nhanh chóng hơn.
  • Doanh nghiệp có thể tự chủ động thực hiện vận tải ở bất kỳ thời điểm nào.

► Nhược điểm

  • Quá trình tham gia vào các tài sản gồm có những loại phương tiện,... Sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp phải một số rủi ro, nó cũng ảnh hưởng đến tính thanh khoản của doanh nghiệp đó.
  • Với các doanh nghiệp này thì vận tải không phải là chuyên môn của họ, nên quá trình chưa được chuyên nghiệp.
  • Với doanh nghiệp chưa lớn mạnh, không đủ nguồn nhân lực, kinh nghiệm. Mà vận hành mô hình 1PL chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn và rủi ro.

Mô hình 1PL trong hoạt động Logistics phù hợp với loại hình doanh nghiệp nào?

Cách thức hoạt động của mô hình 1PL của doanh nghiệp thường là một trong hai kiểu đơn vị sau:

Trường hợp 1: Những doanh nghiệp, công ty nhỏ vận hành theo mô hình 1PL. Với mục đích chủ yếu là vận chuyển những kiện hàng có kích thước vừa và nhỏ hoặc là những hàng hóa dễ vận chuyển. Phần đa các hoạt động vận tải này thường được thực hiện ở phạm vi nhỏ, chủ yếu trong nội bộ hoặc là trong nước.

Trường hợp 2: Là hình thức hoạt động của các công ty, doanh nghiệp lớn có khả năng tự sản xuất, cũng như cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hóa. Họ áp dụng mô hình 1PL với mục đích tự thực hiện tất cả các hoạt động vận tải. Từ khâu cung cấp nguyên liệu đầu vào, cho đến cuối cùng là phân phối thành phẩm đến nơi tiêu thụ.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để vận hành mô hình 1PL?

Một doanh nghiệp muốn xây dựng và vận hành thành công mô hình Logistics 1PL thì họ cần phải chuẩn bị những điều sau đây.

Hình ảnh bài viết

  • Phương tiện vận tải: Để có thể chuyển hàng từ điểm này đến điểm khác thì bắt buộc doanh nghiệp phải có phương tiện vận chuyển. Tùy thuộc vào mô hình và nhu cầu của công ty, mà có thể đầu tư loại xe và số lượng cho phù hợp.
  • Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng nếu doanh nghiệp muốn vận hành mô hình 1PL thành công. Bởi nhân lực chính là người trực tiếp hoạt động vận chuyển cho đơn vị. Nếu không có đủ nguồn nhân lực, thì hoạt động vận chuyển sẽ không thực hiện suôn sẻ được.
  • Hệ thống nhà kho đủ tiêu chuẩn: Để doanh nghiệp thực hiện được hoạt động vận tải thì nhất định phải có nhà kho, phân xưởng phù hợp tiêu chuẩn. Hệ thống kho bãi giúp hoạt động Logistics của doanh nghiệp thông suốt hơn. Kho bãi đóng vai trò bảo quản, lưu trữ hàng hóa cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đây cũng là nguồn cung hàng hóa ở trong nhiều thời điểm cho doanh nghiệp khi cần.

Làm sao để tối ưu hoạt động Logistic cho doanh nghiệp

Để hoạt động logistic của doanh nghiệp hoạt động được tối ưu nhất, cần phải ghi nhớ các nguyên tắc sau:

  • Cập nhật các dấu hiệu của thị trường, dự đoán cũng như lên kế hoạch phù hợp, bảo đảm phân bổ nguồn lực tối ưu nhất.
  • Cần phân khúc khách hàng dựa trên nhu cầu của họ thành các nhóm riêng biệt, phát triển các danh mục, cùng chương trình quản lý hoạt động logistics.
  • Đẩy nhanh sự thay đổi để thích ứng trong các hoạt động logistics, cố gắng tăng khả năng phản ứng cùng với các dấu hiệu của thị trường.
  • Quản lý hoạt động logistics đòi hỏi sự sáng tạo và linh hoạt, cũng như xây dựng quan hệ hợp đồng dài hạn với đối tác chiến lược.
  • Trong quản lý hoạt động logistics cần xây dựng hệ thống thước đo một cách tổng hợp. Nó hướng tới hiệu quả công việc thông qua những chỉ tiêu: chất lượng, thời gian, giá thành và bổ trợ khác.
  • Lựa chọn các đơn vị vận tải uy tín như Vận Tải Lưu Lê.

Thông qua bài viết trên, bạn đã biết 1PL là gì chưa nhỉ? Hy vọng với các kiến thức chúng tôi chia sẻ, sẽ giúp bạn hiểu hơn về 1PL và áp dụng nó thật hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.

>>> Xem đầy đủ về dịch vụ: Vận chuyển hàng hóa Logistics