Giới thiệu về Tổng công ty đường sắt Việt Nam

Bạn đang muốn tìm hiểu về Tổng công ty đường sắt Việt Nam? Tuy nhiên, bạn chưa tìm được nguồn thông tin hợp lệ? Hiểu rõ được vấn đề này, Vận Tải Lưu Lê xin giới thiệu về Tổng công ty đường sắt Việt Nam một cách đầy đủ, chi tiết, dễ hiểu và chính xác nhất dựa trên số liệu thực tế hiện có để giúp các bạn tham khảo. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết nhé!

>>> Có thể bạn quan tâm về: Công ty cổ phần vận tải đường sắt Hà Nội

Vận tải đường sắt Việt Nam

Giới thiệu về Tổng công ty đường sắt Việt Nam

► Lịch sử hình thành và phát triển

Tuyến đường sắt đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam vào năm 1881 với chiều dài chỉ có 71km nối giữa 2 tỉnh, thành phố là Mỹ Tho (Tiền Giang) và Sài Gòn. Sau 55 năm kể từ tuyến đường sắt đầu tiên được ra đời thì vào năm 1936 tuyến đường sắt xuyên dài đất nước Việt Nam mới được khai thác và đưa vào sử dụng.

Thời điểm đó, trên thế giới kỹ thuật còn thô sơ và lạc hậu chứ chưa nói tới Việt Nam, vậy mà ở Việt Nam đã làm được một tuyến đường sắt dài xuyên Việt như vậy đúng là một kỳ tích và vĩ đại. Và từ đó cho đến nay (130 năm) mạng lưới đường sắt đã không ngừng thay đổi và tiến bộ vượt bậc so với giai đoạn đầu tiên.

Cụ thể:

... Hiện nay mạng lưới đường sắt Việt Nam bao gồm 7 tuyến chính nối liền 35 tỉnh thành trên cả nước, trải qua nhiều địa hình khó khăn và hiểm trở như sông, biển, rừng, núi. Với hơn 130 năm khai thác và sử dụng, đường sắt Việt Nam liên tục đổi mới và phát triển, hiện trở thành Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, khai thác và duy trì toàn bộ cơ sở hạ tầng của mạng đường sắt Quốc gia Việt Nam.

► Những cột mốc trong lịch sử phát triển

  • Lần đầu tiên, vào năm 1881 xây dựng tuyến đường sắt có chiều dài 71km nối giữa 2 tỉnh, thành phố là Mỹ Tho và Sài Gòn.
  • Sau 55 năm tiếp theo, tức là vào năm 1936, Hoàn thành hệ thống đường sắt Bắc Nam trải dài đất nước Việt Nam với tổng chiều dài lên tới 2600km.
  • Sau 10 năm kể từ khi hoàn thành mạng lưới đường sắt Bắc Nam và đi vào khai thác, sử dụng thì vào ngày 21/10/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi tuyến đường sắt đầu tiên ngay sau khi giành được độc lập từ Hải Phòng về Hà Nội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi tâm thư cho ngành đường sắt Việt Nam khen ngợi nhân viên hỏa xa. Từ đó đến nay, cứ đến ngày 21/10 được chọn là ngày truyền thống của đường sắt Việt Nam.
  • Vào năm 1955, Thủ tướng lâm thời Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra quyết định thành lập Tổng cục Đường sắt.
  • Vào năm 1976, tức là sau 36 năm bị chia cắt, tuyến đường sắt giữa Sài Gòn và Hà Nội được khôi phục, nối liền 2 miền Nam Bắc của đất nước.
  • Sau 24 năm kể từ năm tuyến đường sắt hai miền Nam Bắc được khôi phục thì vào năm 1990 Tổng cục Đường sắt được chuyển đổi thành Liên hiệp đường sắt Việt nam theo quyết định số 575/QĐ/TCCB-LĐ ngày 10/4/1990 của Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải.
  • Sau 13 năm kể từ khi Bộ trường GTVT ký quyết định số 575/QĐ/TCCB-LĐ thì vào năm 2003 Thành lập Tổng Công ty đường sắt Việt Nam trên cơ sở Liên hiệp Đường sắt Việt Nam theo quyết định số 34/2003 QĐ-TTG ngày 04/3/2003 của Thủ tướng Chính Phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Phan Văn Khải.
  • Vào năm 2005, tức 2 năm kể từ khi thành lập Tổng công ty đường sắt Việt Nam, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Đường sắt, cơ sở pháp lý cao nhất cho sự phát triển bền vững của ngành đường sắt Việt Nam.
  • Năm 2010 Chuyển Công ty mẹ từ Tổng Công ty đường sắt Việt Nam thành Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Quyết định số 973/QĐ-TTg ngày 25/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.

>>> Xem thêm về: Công ty cổ phần vận tải đường sắt Sài Gòn

► Ngành nghề kinh doanh

  • Điều hành mọi hoạt động của giao thông vận tải đường sắt Quốc Gia
  • Kinh doanh vận tải đường sắt và vận tải đa phương thức trong nước và quốc tế
  • Kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng các kết cấu về hạ tầng đường sắt Quốc Gia
  • Kinh doanh dịch vụ vận tải đường sắt, đường thủy, đường hàng không, đường bộ

⇒ Trên đây là những ngành nghề kinh doanh chính của Tổng công ty đường sắt Việt Nam.

  • Ngoài ra, còn kinh doanh những ngành nghề phụ liên quan như dịch vụ viễn thông, tin học, xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, dân dựng và công nghiệp, kinh doanh xăng dầu, v.v....

Giới thiệu về tổng công ty đường sắt Việt Nam

Vận tải đường sắt Việt Nam - Hướng tới tương lai

Cơ cấu tổ chức Tổng công ty đường sắt Việt Nam

► Ban lãnh đạo Tổng công ty đường sắt Việt Nam

  • Hội đồng thành viên Tổng công ty đường sắt Việt Nam

Hội đồng thành viên Tổng công ty đường sắt Việt Nam hiện nay gồm có 5 người, đứng đầu là chủ tịch Tổng công ty đường sắt Việt Nam

Hiện tại, chủ tịch Tổng công ty đường sắt Việt Nam là ông Vũ Anh Minh

  • Tổng giám đốc Tổng công ty đường sắt Việt Nam

Dưới hội đồng thành viên là tổng giám đốc Tổng công ty đường sắt Việt Nam. Mặc dù xét về quyền hạn thì tổng giám đốc sẽ nghe theo hội đồng thành viên nhưng tổng giám đốc có quyền điều hành mọi hoạt động của Tổng công ty.

Hiện tại, tổng giám đốc Tổng công ty đường sắt Việt Nam là ông Vũ Tá Tùng

  • Phó tổng giám đốc Tổng công ty đường sắt Việt Nam

Dưới quyền Tổng giám đốc Tổng công ty đường sắt Việt Nam là các phó tổng giám đốc. Hiện nay, Tổng công ty đường sắt Việt Nam gồm có 5 phó tổng giám đốc.

  • Kế toán trưởng Tổng công ty đường sắt Việt Nam

Ngang hàng với 5 phó tổng giám đốc là 1 kế toán trưởng Tổng công ty đường sắt Việt Nam. Kế toán trưởng do Hội đồng thành viên bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, quyết định mức lương và các lợi ích khác theo đề nghị của Tổng giám đốc.

  • Chánh văn phòng Tổng công ty đường sắt Việt Nam

Chánh văn phòng Tổng công ty đường sắt Việt Nam là người đứng đầu và chịu trách nhiệm chính trong việc điều phối công việc hàng ngày của văn phòng cơ quan Tổng công ty đường sắt Việt Nam.

  • Bộ máy, tham mưu giúp việc cho lãnh đạo Tổng công ty đường sắt Việt Nam

Bộ máy tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo là những người hỗ trợ các vấn đề lớn nhỏ cho các lãnh đạo cấp trên trong Tổng công ty đường sắt Việt Nam.

► Các đơn vị trực thuộc thành viên Tổng công ty đường sắt Việt Nam

Dưới dây là danh sách các đơn vị trực thuộc thành viên Tổng công ty đường sắt Việt Nam:

⇒ Những công ty nắm giữ 100% vốn điều lệ

  • Công ty TNHH 1 Thành viên Quản lý đường sắt Thuận Hải.
  • Công ty TNHH 1 Thành viên Quản lý đường sắt Sài Gòn.
  • Công ty TNHH 1 Thành viên Quản lý đường sắt Hà Hải.
  • Công ty TNHH 1 Thành viên Quản lý đường sắt Phú Khánh.
  • Công ty TNHH 1 Thành viên Quản lý đường sắt Quảng Bình.
  • Công ty TNHH 1 Thành viên Vận tải hành khách đường sắt Sài Gòn.
  • Công ty TNHH 1 Thành viên Quản lý đường sắt Vĩnh Phú.
  • Công ty TNHH 1 Thành viên Quản lý đường sắt Nghệ Tĩnh.
  • Công ty TNHH 1 Thành viên Quản lý đường sắt Hà Thái.
  • Công ty TNHH 1 Thành viên Thông tin tín hiệu đường sắt Bắc Giang.
  • Công ty TNHH 1 Thành viên Quản lý đường sắt Bình Trị Thiên.
  • Công ty TNHH 1 Thành viên Quản lý đường sắt Quảng Nam - Đà Nẵng.
  • Công ty TNHH 1 Thành viên Quản lý đường sắt Nghĩa Bình.
  • Công ty TNHH 1 Thành viên Quản lý đường sắt Yên Lào.
  • Công ty TNHH 1 Thành viên Thông tin tín hiệu đường sắt Hà Nội.
  • Công ty TNHH 1 Thành viên Quản lý đường sắt Thanh Hoá.
  • Công ty TNHH 1 Thành viên Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội.
  • Công ty TNHH 1 Thành viên Thông tin tín hiệu đường sắt Sài Gòn.
  • Công ty TNHH 1 Thành viên Quản lý đường sắt Hà Lạng.
  • Công ty TNHH 1 Thành viên Xe lửa Dĩ An.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý đường sắt Hà Ninh.
  • Công ty TNHH 1 Thành viên Thông tin tín hiệu đường sắt Vinh.
  • Công ty TNHH 1 Thành viên Thông tin tín hiệu đường sắt Đà Nẵng.

⇒ Những công ty nắm giữ 50% vốn điều lệ

  • Công ty CP Công trình 6.
  • Công ty CP Dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội.
  • Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Xây dựng đường sắt.
  • Công ty CP Đầu tư và Xây dựng công trình 3.
  • Công ty CP Vật tư Đường sắt Sài Gòn.
  • Công ty CP Đầu tư và xây dựng giao thông vận tải.
  • Công ty CP Đá Đồng Mỏ.
  • Công ty CP Tư vấn đầu tư và Xây dựng công trình I.
  • Công ty CP Cơ khí đường sắt Đà Nẵng.
  • Công ty CP Xây dựng công trình Đà Nẵng.
  • Công ty CP Xây lắp và Cơ khí cầu đường.
  • Công ty CP In Đường sắt.
  • Công ty CP In Đường sắt Sài Gòn.
  • Công ty CP Vận tải và Thương mại đường sắt.
  • Công ty CP Đá Mỹ Trang.
  • Công ty CP Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị đường sắt.
  • Công ty CP Đầu tư công trình Hà Nội.
  • Công ty CP Vĩnh Nguyên
  • Công ty CP Công trình 2.
  • Công ty CP Viễn thông tín hiệu đường sắt.
  • Công ty CP Tư vấn đầu tư và Xây dựng giao thông vận tải.

Các đơn vị sự nghiệp Tổng công ty đường sắt Việt Nam

Hiện nay có 8 đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng công ty đường sắt Việt Nam, cụ thể:

  • Ban QLDA Toà nhà đường sắt 136 Hàm Nghi, Quận 1, TP. HCM.
  • Ban QLDA đường sắt KV 1
  • Ban QLDA đường sắt KV 2
  • Ban QLDA đường sắt KV 3
  • Trung tâm Y tế Đường sắt
  • Ban QLDA Nhà điều hành SX, VP và chung cư 31 Láng Hạ, Hà Nội
  • Trung tâm Ứng phó Sự cố thiên tai và cứu nạn đường sắt VN
  • Trường Cao đẳng Nghề Đường sắt

Thực trạng đường sắt Việt Nam hiện nay

  • Hiện nay, đường sắt Quốc Gia Việt Nam là đường sắt phục vụ vận tải hành khách và hàng hóa chung của cả nước, từng vùng kinh tế và đường sắt liên vận Quốc gia.
  • Đường sắt Quốc gia được chia thành nhiều tuyến đường sắt qua nhiều ga khác nhau (Là đường sắt đi từ ga đầu tiên đến ga cuối cùng của một hành trình).
  • Trên đường sắt Quốc gia có tàu khách, tàu hàng được lập bởi một hay nhiều đầu máy, toa xe không tự vận hành, toa xe động lực, phương tiện chuyên dùng trên đường sắt.

⇒ Tuy nhiên, theo đề án mới năm 2018, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đề xuất thành lập riêng các công ty vận tải hành khách tách biệt với công ty vận tải hàng hóa để tăng năng lực vận tải, giảm vốn Nhà nước chi phối.

Trên đây là giới thiệu "Tất tần tật" về Tổng công ty đường sắt Việt Nam mà Vận Tải Lưu Lê chia sẻ để các bạn nắm rõ. Đây là những thông tin hữu ích, đầy đủ và chính xác nhất để giúp mọi người hiểu rõ hơn về Tổng công ty vận tải đường sắt Việt Nam.

>>> Xem thêm về dịch vụ: Vận tải đường sắt

VIẾT BÌNH LUẬN

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên tường. Xin cám ơn!