Vận chuyển hàng hóa bằng container là một trong những hình thức được rất nhiều quốc gia áp dụng. Nhằm đảm bảo thống nhất giữa thông tin trên container giữa các quốc gia, tiêu chuẩn iso 6346:1995 ra đời đã xây dựng hệ thống ký hiệu container chặt chẽ để phân biệt. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết này nhé!
Nhận biết các loại container sử dụng trong vận tải
Container được xem là công cụ đóng hàng chủ yếu và hiệu quả nhất tính đến thời điểm hiện tại, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
► Container sử dụng trong vận tải bao gồm các dạng
- DC, GP, ST, SD là các loại container thường.
- HC là dòng container cao.
- RE ký hiệu container lạnh.
- OT là dạng container có thể mở nắp.
- FR là container vừa có thể mở nắp, vừa có thể mở cạnh để chở hàng siêu trường, siêu trọng, hàng hóa cồng kềnh.
Nhận biết các loại container vận tải qua ký hiệu
► Tuy nhiên, nếu được phân chia theo loại thì lại có các dạng sau
- Container 20’ thường và container 40’ thường.
- Container 20’ và container 40’ cao.
- Container 20’ và container 40’ lạnh.
- Flat Rack 20’ và container 40’.
- OT 20’ và OT 40’.
- Container 45’.
► Phân loại theo kích thước
- Chiều dài: container 20 feet, 40 feet, 45 feet.
- Chiều cao: Container thường cao 8 feet 6 inch, loại container cao là 9 feet 6 inch.
- Chiều rộng bên ngoài 8 feet.
Ký hiệu container có ý nghĩa gì?
Trên container được ký hiệu rất nhiều chữ cái và chữ số khác nhau. Vậy chúng có ý nghĩa như thế nào trong vận tải quốc tế?
► Ký hiệu hệ thống nhận biết – identification system
- Mã chủ sở hữu: bao gồm ký hiệu 4 chữ cái in hoa, trong đó 3 chữ cái in hoa đầu tiên sẽ là tiếp đầu ngữ container được chủ sở hữu đăng ký với cơ quan quản lý trực tiếp (cục container quốc tế BIC). Chữ cái cuối cùng ký hiệu loại thiết bị trong container, chỉ bao gồm 3 dạng U, J, Z. Cụ thể:
- U: container chở hàng.
- J: thiết bị có thể tháo rời của container chở hàng.
- Z: đầu kéo hoặc mooc.
Ký hiệu số seri bao gồm 6 chữ số do chủ container tự đặt
- Số seri container: bao gồm 6 chữ số do chủ container tự đặt, mục đích đó là để không trùng với container khác. Do vậy mỗi số seri chỉ được phép dùng 1 lần. Nếu đặt tên mà không đủ 6 số thì thêm số 0 vào đằng trước dãy số.
- Chữ số kiểm tra container: là số đứng sau số seri container, được in đóng trong khung. Mục đích của ký hiệu này nhằm hạn chế tình trạng trùng lặp container khi kiểm tra trên hệ thống.
- Loại container: là dòng chữ số bên dưới số seri. Trong đó:
- 2 số đầu tiên quy định chiều dài container
- Ký hiệu chữ cái thể hiện loại container (loại thường, lạnh, mở nắp trên hay container bồn)
- 1 chữ số sau cùng thể hiện cách thiết kế cửa thông gió hoặc không có cửa thông gió ở trên
► Ký hiệu khai thác
- Ký hiệu bắt buộc: tải trọng container, cảnh báo về nguy hiểm điển cũng như độ cao.
- Ký hiệu không bắt buộc: khối lượng hữu ích lớn nhất, mã quốc gia.
► Thông số dùng để khai báo hải quan
Kích thước và mã kiểu container sẽ được in ngay bên dưới container. Bao gồm các thông số dùng để khai báo hải quan như sau:
Các ký hiệu thường sử dụng để khai báo hải quan
- MÃ. GROSS: Tổng trọng lượng tối đa cho phép của container khi đã đóng hàng (bao gồm cả vật dụng làm nhiệm vụ chèn lót trong container). Thể hiện bằng 2 đơn vị là kg và LB
- TARE: Trọng lượng tịnh của vỏ container
- NET (có thể là PAYLOAD hoặc MAX.C.W). Trọng lượng hàng tối đa đóng vào container
- CU.CAP (viết tắt của CUBIC CAPACITY): số khối container tính bằng đơn vị m3 hoặc feet khối.
Container sử dụng trong giao thương quốc tế cần phải đảm bảo những tiêu chuẩn ký hiệu khi đóng hàng.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn nắm rõ được ký hiệu container cần phải biết khi vận chuyển hàng hóa. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi!
>>> Xem thêm dịch vụ: Vận chuyển container Bắc Nam